BÀI 55: NGÂN HÀ
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sử dụng tranh ảnh( hình vẽ hoặc học liệu điện tử)
chỉ ra được:
+ Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể
liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, có hình xoắn ốc.
+ Hệ Mặt
Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm
thông tin, đọc sách giáo khoa, theo dõi video để tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo
của Ngân Hà và vị trí của Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận
nhóm để hoàn thành phiếu học tập vềNgân Hà và vị trí của Hệ Mặt Trời
trong Ngân Hà.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
làm mô hình bằng giấy về Ngân Hà để hiểu rõ hơn về hình ảnh nhìn thấy được của
Ngân Hà trong chuyển động của nó.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Sử dụng tranh ảnh( hình vẽ hoặc học liệu
điện tử) chỉ ra được:
+ Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ
thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, có hình xoắn ốc.
+ Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của
Ngân Hà.
+ Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn
chính (còn gọi là 4 cánh tay)
- Tính được độ dài của một năm ánh sáng.
2. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều
kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và
thực hiện các nhiệm vụ cá nhân và theo nhóm nhằm tìm hiểu về Ngân Hà.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ
động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra
nhận xét về Ngân Hà.
- Trung thực, cẩn thận trong xử lí kết quả
được nhận, rút ra nhận xét và làm mô hình Ngân Hà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị học liệu
1.1. Giáo viên
- Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập số
1.
- Tìm kiếm thông tin, các video về dải
ngân hà trên mạng
1.2. Học sinh
- Giấy A0, bút dạ
- Bốn nhóm, mỗi nhóm học sinh chuẩn bị:
một tấm bìa màu xanh thẫm, kéo, bút màu và một đinh ghim để làm chong chóng.
1.3. CNTT
- Máy tính, ti vi thông minh
2. Học liệu
- Hình ảnh chụp Ngân Hà khi nhìn từ Trái
Đất.
- Video giới thiệu về Ngân Hà:
- Video dải ngân hà nhìn từ trái đất:
https://youtu.be/doq_UgkYaK4
- Tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=5fHjmia4MgY
- Quy trình hướng dẫn HS tạo sản phẩm
stem: ngân hà từ bìa cứng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học
tập là tìm hiểu về Ngân Hà
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả
lời câu hỏi bài cũ: Nhắc lại các kiến thức đã biết về Hệ Mặt Trời.
- GV đặt ra câu hỏi để gây sự hứng thú của HS và đặt vấn đề nghiên
cứu bài mới.
c)Sản phẩm: HS
nhớ lại kiến thức về hệ mặt trời và mô tả hình ảnh Ngân hà mình đã quan sát
được trên bầu trời vào ban đêm.
d)Tổ chức thực hiện:
* Nhiệm vụ 1:
- GV ra câu hỏi: “Hãy nhắc lại các kiến
thức đã biết về Hệ Mặt Trời”.
- Một HS sẽ nhắc lại được các kiến thức đã biết về Hệ Mặt Trời,
các học sinh khác nghe và nhận xét.
* Dự kiến câu
trả lời kiểm tra bài cũ:
- Hệ
Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm, tám hành tinh quay quanh, theo thứ tự từ gần
đến xa Mặt Trời nhất là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ
tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Các hành
tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.
- Khoảng cách từ
các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau, và chu kì quay của các hành tinh quanh
Mặt Trời cũng khác nhau.
- GV nhận xét và kết luận
* Nhiệm vụ 2
- GV chiếu hình ảnh lên màn hình và đặt
câu hỏi “Các em có biết đây là gì không?”
- HS quan sát hình ảnh và dự đoán
- HS thảo luận, đưa ra đáp án.
- GV nhận xét và kết luận “ đây là hình ảnh Ngân Hà được chụp từ
trái đất. Đã em nào từng nghe chuyện về dải Ngân Hà chưa?
- GV có thể kể câu chuyện Ngưu lang- Chức nữ (nếu HS hỏi): Trong sự tích có nhắc đến việc Ngọc Hoàng đã
xây cây cầu trên sông Ngân Hà để Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau vào ngày 7/7 hàng
năm.
Vậy Ngân Hà theo các em hiểu là gì? Và nhìn
thấy nó khi nào? Các em có thể miêu tả về Ngân hà không?
GV: Vào
những đêm trời trong không trăng nhìn bầu trời ta sẽ thấy xen lẫn những vì sao
lấp lánh và một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.
Người Châu Á thấy nó
giống như một dòng sông bạc nên gọi là
Ngân Hà. Trong chữ Hán Ngân là bạc còn Hà là Sông , vậy Ngân hà là gì và nó có
liên quan gì đối với hệ Mặt Trời của chúng ta. Chúng ta cùng tìm hiểu để trả lời trong bài học hôm nay → Bài mới.
HOẠT ĐỘNG
2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu về Ngân hà và vị trí của Hệ mặt trời trong
Ngân hà.
a) Mục tiêu:
- Trình bày được Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể
liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt trời.
- Nêu được Ngân Hà là thiên hà trong đó có chứa Hệ Mặt Trời.
- Nêu được Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc với
4 vòng xoắn chính.
- Nêu được Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.
- Nêu được Hệ Mặt Trời chuyển động quanh
tâm của Ngân Hà.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoàn
thành phiếu A0 theo nhóm và trả lời được câu hỏi Ngân Hà là gì? Gọi là dải Ngân
Hà có chính xác không? Vị trí của Hệ mặt trời trong Ngân Hà?
c) Sản phẩm
- Học sinh xem video, tìm tài liệu, thông tin, hoạt động cá nhân
sau đó hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu A0 và nêu được kiến thức về Ngân
Hà.
* Đáp án:
Câu 1. Người
Châu Á thấy dải sáng vắt ngang trên bầu trời giống một dòng sông bạc nên gọi là
Ngân Hà ( Ngân là bạc, Hà là sông)
Câu 2. Ngân
Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn,
trong đó có hệ Mặt trời. Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc với 4 vòng xoắn
chính.
Câu 3: - Hệ
Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.
-
Gọi như vậy không hoàn toàn chính xác vìtừ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một phần
nhỏ của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.
Câu 4: Hệ
Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ cỡ 220 000 m/s
d)Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu hình 55.1, giới thiệu về Thiên
hà và Ngân hà chính là 1 trong số các thiên hà.
- GV chia lớp thành các nhóm gồm 4 HS,
phân công nhóm trưởng để thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn.
- GV chiếu video về Ngân Hà, yêu cầu HS
quan sát hình 55.3 SGK, kết hợp tìm thông tin SGK, thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
* Nhiệm vụ 1:
GV đưa ra phiếu trả lời cá nhân (phụ lục 1) về Ngân Hà yêu
cầu HS hoạt động cá nhân trong 10 phút, trả lời 4 câu hỏi và ghi lại kết quả
vào góc khăn của mình.
* Nhiệm vụ 2:
Sau đó hoạt động theo nhóm 20’, nhóm trưởng tập hợp lại những ý
kiến chung của các thành viên trong nhóm và ghi vào giữa tờ giấy A0
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, ghi lại câu trả lời của
mình
- HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của
nhóm trưởng.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
-GV gọi đại diện từng nhóm trình
bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đánh giá các nhóm theo Thang đo (Phụ lục 3)
- GV giải thích về năm ánh sáng.
- GV đặt ra câu hỏi: Theo em Ngân Hà có
chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không?Hãy mô tả sự
chuyển động của Ngân Hà trong vũ trụ?
- GV yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” để
trả lời câu hỏi trên.
- GV chốt lại nội dung về Ngân Hà và hệ
mặt Trời.
- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với
nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta.
- Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng Xoắn chính (còn gọi là 4
cánh tay)
- Một năm ánh sáng bằng quãng đường mà ánh sáng truyền đi với
vận tốc gần bằng 300000 km/s trong 1 năm
-Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm
Ngân Hà khoảng 26000 năm ánh sáng.Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so
với kích thước của Ngân hà.
- Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ cỡ
220000 m/s
|
HOẠT ĐỘNG
2: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức đã học trong
bài.
b) Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành các câu
hỏi trong
phiếu học tập cá nhân số 2 (phụ lục 4)
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời trên phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân 10’ hoàn
thành phiếu học tập.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV thu lại phiếu học tập của HS
- GV chiếu kết quả của 1,2 HS, yêu cầu HS
cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: cho điểm HS và thống nhất câu trả
lời đúng.
Đáp án phiếu học tập:
Câu 1: đáp án C
Câu 2: Ý 1. sai;
Ý 2: đúng
Ý 3: sai
Ý 4: sai
Ý 5: đúng
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm
hiểu đời sống.
b)Nội dung:
- Chế tạo một mô hình bằng giấy về Ngân Hà
để hiểu rõ sự chuyển động của Ngân Hà trong vũ trụ.
- HS làm bài tập vận dụng về cách tính năm
ánh sáng
c) Sản phẩm:
- HS chế tạo được mô hình bằng giấy về
Ngân Hà với những dụng cụ cho trước
- Biết cách làm bài tập về năm ánh sáng
d) Tổ chức thực hiện:
* Nhiệm vụ 1:
* Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS tìm hiểu hình 55.2 SGK các
bước làm mô hình Ngân hà bằng giấy, Gv hướng dẫn cách làm
* Bước 2:
Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm 15’, quan sát hình 55.2 SGK, hoàn thành sản
phẩm của nhóm mình
* Bước 3:
Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ:
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm mô hình Ngân hà bằng
giấy.
- GV đánh giá các nhóm và nhận xét quá trình làm việc của các nhóm
và chấm điểm sản phẩm các nhóm làm được bằng thang đo (Phụ lục 5)
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ chuyển động của mô hình Ngân hà bằng giấy
để hiểu được sự chuyển động của Ngân Hà trong vũ trụ.
* Nhiệm vụ 2:
Câu 1: Ngân Hà của
chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?
A. Thiên Hà xoắn ốc
B. Thiên Hà hỗn hợp
C. Thiên Hà không định hình.
D. Thiên Hà elip
Câu 2: Dải Ngân Hà
là:
A. Dải sáng trong vũ trụ
B. Một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ
C. Tên gọi khác của hệ Mặt Trời
D. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh
của nó (trong đó có Trái Đất).
Câu 3: Thành phần cấu
tạo của mỗi Thiên Hà bao gồm:
A. Các thiên thể, khí, bụi.
B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ
C. Các hành tinh và các vệ tinh của nó
D. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao
chổi.
Câu 4: Hệ Mặt Trời
bao gồm:
A. Các dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh,
các đám bụi, khí.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung
quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. Các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ
tinh khác, đám bụi, khí.
D. Rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành
tinh, vệ tinh…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
Câu 5: Hãy chọn từ
thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ Mặt trời có kích thước vô cùng
…. so với kích thước của …. ta sẽ không quan sát được Ngân Hà chuyển động”.
A. to lớn, Ngân Hà B. nhỏ bé, Ngân Hà
C.
nhỏ bé, Trái Đất D. to lớn, Mặt Trăng
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng?
A. Ngân Hà không chuyển
động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động.
B. Ngân Hà chuyển động
trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s.
C. Muốn quan sát các thiên
thể ta cần sử dụng kính lúp
D. Kích thước của hệ Mặt
Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà.
Câu 7: Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta
dùng công cụ nào sau đây?
A. Kính thiên văn B. Kính hiển vi
C. Ống nhòm D. Kính viễn vọng
▲ GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
- Hoàn thành bài tập trên màn hình
- Đọc phần “Em có biết” về các đài Thiên
văn của Việt nam.
IV. PHỤ
LỤC
PHIẾU TRẢ LỜI CÁ NHÂN SỐ 1
Câu 1:
Tại sao có tên là Ngân Hà?
Câu 2: Ngân Hà là gì ? Hình dạng của Ngân Hà ?
Câu 3:
Hệ Mặt Trời nằm ở vị trí nào trong Ngân Hà? Vậy theo em, dùng tên Ngân Hà để
gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời có hoàn toàn chính xác
không?
Câu 4: Hệ
Mặt Trời đứng yên hay chuyển động so với tâm của Ngân Hà?
|
PHỤ LỤC 3
Thang đo
PHIẾU
|
Tiêu chí đánh giá
|
Mức 3
(Giỏi)
|
Mức 2
(Khá)
|
Mức 1
(Trung bình )
|
Phiếu học tập nhóm
|
Sản phẩm học tập của nhóm
|
Trả lời đúng cả 4 câu hỏi
|
Trả lời đúng 3 câu hỏi
|
Trả lời đúng 2 câu hỏi
|
Sản phẩm học tập của cá nhân
|
Tất cả các thành viên đều trả lời đúng ở phần trả lời của mình.
|
- Phần trả lời của cá nhân còn chưa đầy đủ hoặc sai sót
|
- Nhóm có HS không trả lời.
|
PHỤ LỤC 4
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 2
Câu 1.Câu nào dưới đây là đúng?
A. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo
dài trên bầu trời.
B. Ngân Hà là một “dòng sông” sao trên
bầu trời.
C. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ
thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
D. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ
ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời.
Câu 2.Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các phát
biểu dưới đây.
STT
|
Phát biểu
|
Đánh giá
|
1
|
Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.
|
Đúng
|
Sai
|
2
|
Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ đồng thời quay quanh
lõi của nó.
|
Đúng
|
Sai
|
3
|
Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.
|
Đúng
|
Sai
|
4
|
Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.
|
Đúng
|
Sai
|
5
|
Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ nhanh hơn Mặt Trời
chuyển động quanh tâm Ngân Hà.
|
Đúng
|
Sai
|
Câu 3. Hãy
mô tả vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
|
PHỤ LỤC 5
|
Mức 3
(Giỏi)
|
Mức 2
(Khá)
|
Mức 1
(Trung bình )
|
Sản phẩm mô hình ngân hà
|
Sản phẩm của nhóm đẹp mắt, sử dụng được
|
Sản phẩm của nhómsử dụng được nhưng chưa đẹp mắt
|
Sản phẩm của nhóm không sử dụng được
|