KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA
KÌ I
Môn KHTN 6
Thời gian: 60 phút
I. Trắc nghiệm ( 4
điểm) : Chọn đáp án đúng nhất
Câu
1. Khoa học tự nhiên không bao
gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Vật
lí học B. Khoa học Trái
Đất C. Thiên văn học D. Tâm lí học
Câu2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự
nhiên?
A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá. B. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
C.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. D. Nghiên cứu về luật đi
đường
Câu3. Lĩnh vực chuyên
nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A.Vật lí. B. Sinh
học. C. Hoá học. D. Khoa học Trái Đất.
Câu 4. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện
nguyên tắc nào dưới đây?
A.
Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B.
Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C.
Không mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D.
Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 5.Nhiệt độ là số đo
A.
độ “nóng” cuả vật. B.
số đo độ “nóng, lạnh” của vật.
C.
số đo độ “nóng, lạnh” của nhiệt kế. D.
độ “lạnh” cuả vật.
Câu 6. Cách đặt thước đo đúng:
A.
Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu cần đo.
B.
Đặt thước đo dọc theo chiều bất kỳ, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0
ngang góc với một đầu của vật.
D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái
một đầu cần đo
Câu 7. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh
vực nào của khoa học tự nhiên?
A.
Hóa học. B. Sinh
học. C. Vật lí
. D. Thiên văn
học.
Câu 8. Trong không khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 21%. B. 79%. C. 78%. D. 15%.
Câu 9. Điều nào
sau đây không đúng?
A. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang
thể rắn.
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn
sang thể lỏng ở nhiệt độ nhất định.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang
thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể
khí xảy ra ở cả bề mặt và trong lòng chất lỏng.
Câu 10. Thể nào sau đây dễ bị nén
nhất?
A. thể rắn. B. thể khí.
C. thể lỏng. D.
không có thể nào.
Câu 11. Đâu
là chất?
A.
cây thốt nốt B.con người C.cây mía D. Đường Glucose
Câu 12. Trong các
vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh .
B. Kim loại.
C. Cao su. D. Gốm.
Câu 13. Vật liệu nào
sau đây được làm lốp xe, đệm?
A. Nhựa.
B. Thủy tinh.
C. Cao su. D. Kim loại.
Câu 14. Khi gỗ được sử dụng để làm nhà, thì gỗ
được gọi là
A.
vật liệu. B. nhiên liệu
. C.
nguyên liệu. D. phế liệu.
Câu 15. Vật liệu nào sau đây hầu như không
thể tái sinh?
A. Bông.
B. Gỗ. C. Dầu thô.
D. Nông sản.
Câu 16. Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây
là chất dẫn điện:
A. Phần vỏ nhựa của dây B. Phần đầu
của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây D. Phần lõi của
dây
II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu 17( 1điểm).
Hãy mô tả cách đo chiều cao của hai bạn trong lớp em?
Câu 18( 2 điểm).
Khi có các loại cân sau:
Loại cân
|
Cân đồng hồ
|
Cân robecvan
|
Cân điện tử
|
|
|
|
Đặc điểm
|
Giá trị chia độ
200g; sai số 300g
|
Có
các quả cân: 100 gram, 200 gram, 500 gram, 2000 gram - 2kg.
|
Cân tối đa : 3kg độ chia 0.01g,có độ chính xác, độ nhạy cao.
|
Em sẽ dùng các loại cân nào để cân các vật dụng sau và hãy
giải thích lựa chọn của mình?
a. Bao gạo.
b. Nhẫn trang sức bằng vàng.
c. 300 gram muối (dùng cho thí nghiệm)
Câu 19 (1đ). Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là
chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu
tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt
khí.
Theo em, trong các tính chất trên, đâu là
tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn?
Câu 20(1đ). Vì sao trong thành phố lớn , dân cư đông đúc, phương
tiện giao thông lưu thông với mật độ lớn hay ở các khu công nghiệp người ta lại
dành ra một phần diện tích để trồng cây xanh?
Câu 21 (1 điểm). Hãy kể tên các vật liệu được sử dụng để làm
bánh xe, khung xe của một chiếc xe đạp ?